sports442.com
Thứ ba, 05/11/2024

ĐTVN 4 lần được "trải nghiệm" VAR thì 3 lần gặp bất lợi, đã đến lúc V-League buộc phải áp dụng VAR?

Thứ tư, 08/09/2021 09:02 (GMT+7)
Gia Long
BTV Thể thao

Kể từ khi được "trải nghiệm" với hệ thống trọng tài VAR, đội tuyển Việt Nam hầu như đều nếm trái đắng. Vậy có chăng đã đến lúc VPF cần nhanh chóng triển khai VAR cho giải VĐQG V-League?

Từ năm 2019 tới nay, đoàn quân áo đỏ đã có 4 trận đấu được áp dụng VAR. ĐT Việt Nam lần đầu tiên được "nếm mùi" hệ thống trợ lý trọng tài bằng VIDEO (Gọi tắt là VAR) ở trận tứ kết lịch sử với Nhật Bản tại Asian Cup 2019.

Trong trận này, có 2 quyết định được trọng tài chính Mohammed Abdulla Hassan đưa ra sau khi tham khảo công nghệ VAR. Đầu tiên là tình huống đánh đầu đưa bóng vào lưới Đặng Văn Lâm của hậu vệ Maya Yoshida phút 24 bị VAR từ chối. Sau đó là pha bóng trung vệ Bùi Tiến Dũng phạm lỗi kín với Ritsu Doan thì bị VAR phát hiện.

Hơn 2 năm kể từ trận thua ấy, tuyển Việt Nam lại được tiếp cận VAR khi vào vòng loại thứ ba World Cup 2022. Trong trận gặp Saudi Arabia, tuyển Việt Nam đã chơi tốt trước khi bước ngoặt đến ở đầu hiệp hai, sau pha cản phá bóng trong vùng cấm của Đỗ Duy Mạnh.

dinh-menh-1548388165351676073224
Các cầu thủ Việt Nam mắc những lỗi nhỏ nhặt khá thường xuyên

Sau khi tham khảo VAR, trọng tài chính Ilgiz Tantashev người Uzbekistan đã nhận định bóng chạm tay Duy Mạnh và cho Saudi Arabia được hưởng phạt đền. Bên cạnh đó, trung vệ tuyển Việt Nam còn nhận thêm thẻ vàng và bị truất quyền thi đấu.

Ở trận đấu tiếp theo trước Australia, tuyển Việt Nam một lần nữa gặp bất lợi sau sự can thiệp của công nghệ VAR trong lần đầu được ứng dụng trên sân Mỹ Đình. Cú sút của Nguyễn Phong Hồng Duy đưa bóng chạm tay hậu vệ đội khách trong vùng cấm, nhưng trọng tài Abdulrahman Al-Jassim (Qatar) không cho thầy trò HLV Park hưởng phạt đền.

Có thể thấy rằng các cầu thủ Việt Nam vẫn rất hay mắc những lỗi khá nhỏ nhặt ở những trận đấu quốc tế. Điều mà tại V-League các trọng tài khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ví dụ điển hình như ở trận đấu với Nhật Bản, Tiến Dũng đã đưa chân hơi rộng và giúp Ritsu Doan dễ dàng có pha ngã trong vòng cấm, mang về quả phạt đền cho Nhật Bản sau khi trọng tài tham khảo công nghệ VAR.

trongtai_zing
Chúng ta gặp bất lợi 3 trong số 4 quyết định được đưa ra bởi trọng tài VAR

Hay ở trận đấu với Saudi Arabia, Duy Mạnh cũng đưa cánh tay của mình lên quá cao sau một tình huống lăn xả khá thiếu kinh nghiệm. Đây là những tình huống khó có thể bắt lỗi bằng mắt thường nhưng với công nghệ VAR, những lỗi nhỏ nhặt thế này rất khó qua mắt các trọng tài Video.

Ngoài ra, ở trận đấu với Australia ngày hôm qua, dù bóng đá chạm tay cầu thủ đối phương nhưng các cầu thủ Việt Nam lại không có bất kỳ sức ép hay phản ứng nào với trọng tài chính. Có lẽ đây cũng là một phần lý do khiến ông đưa ra nhận định bất lợi cho chúng ta một cách tương đối thoải mái.

vleague-99-se-su-dung-var-o-mua-giai-toi1546693361
Đã đến lúc VAR cần có mặt tại V-League?

Sau hàng loạt những lần gặp bất lợi bởi VAR, có lẽ VPF nên nhanh chóng triển khai hệ thống này áp dụng cho giải VĐQG V-League. Nếu được trải nghiệm liên tục với VAR, các tuyển thủ ĐTQG chắc chắn sẽ không mắc những lỗi nhỏ nhặt (nhưng có hậu quả rất lớn) một cách thường xuyên khi phải đối mặt với công nghệ này.

Những trọng tài Việt Nam (vốn luôn bị nghi ngờ về trình độ cũng như tính minh bạch) cũng sẽ có phương tiện tốt để thoát ra khỏi tiếng xấu đã đeo bám họ suốt những năm qua. Nói chung, ĐT Việt Nam muốn tránh những bất lợi đến từ VAR thì trước tiên, giải VĐQG V-League cần sớm triển khai hệ thống này càng sớm càng tốt.

Theo dõi Sports442 trên