sports442.com
Thứ bảy, 23/11/2024

Chuyên gia ĐNA mỉa mai: "Tại sao không trao luôn ngôi đầu SEA Games 32 cho Campuchia"

Thứ bảy, 24/09/2022 07:22 (GMT+7)
H.ngz
BTV Thể thao

Mới đây, chuyên gia Felix Mendoza của Philippines đã lên tiếng chỉ trích, đồng thời mỉa mai nhiều sự vô lý trong cách bố trí các nội dung thi đấu của chủ nhà Campuchia tại SEA Games 32.

Sau kỳ SEA Games 31 tương đối thành công, Việt Nam chính thức trao lại quyền đăng cai Đại hội cho Campuchia. Tuy nhiên, khi SEA Games 32 chưa khởi tranh, Campuchia đã vấp phải tranh cãi với nhiều sự bất hợp lý trong việc bố trí các nội dung thi đấu

Cụ thể, nước này quy định VĐV chủ nhà mới được thi 100% các môn thể thao đối kháng, võ thuật tại SEA Gmes 32. Trong khi đó, các quốc gia khác chỉ được phép đăng ký VĐV tham dự không quá 70%.

f6189ca1-7e3f-4320-ac8c-02795b68f7ef-1663773707236-166377371140142160389
Chủ nhà Campuchia đưa ra điều luật lạ cho SEA Games 32

Tất nhiên, quy định này sẽ gây khó khăn cho nhiều quốc gia tham dự SEA Games 32, đặc biệt là những quốc gia có thế mạnh về các môn thể thao đối kháng, võ thuật như Việt Nam, Philippines,... Qua đây cũng thấy rõ được quyết tâm của chủ nhà Campuchia để giành vị trí cao trên BXH huy chương của Đại hội. 

Trước quy định của chủ nhà Campuchia, vị chuyên gia lâu năm của thể thao Philippines - Felix Mendoza đã không ngần ngại lên tiếng chia sẻ quan điểm: "Nếu như tại SEA Games 31, đoàn Việt Nam vốn rất mạnh ở các môn võ chỉ tổ chức 18 nội dung tranh tài thì con số này tại Campuchia là 30...

Philippines sẽ rất thiệt thòi khi Campuchia bỏ qua nội dung hạng 50 kg nữ môn karate, nơi VĐV Junna Tuskii của chúng ta từng giành huy chương vàng SEA Games và đang là nhà vô địch thế giới.

Đổi lại, Campuchia sẽ giới thiệu hai môn thể thao bản địa là Kun Bokator và Ouk Chatrang. Kun Bokator là một môn võ thuật của người Khmer cổ đại, trong khi ở môn cờ Ouk Chatrang, tôi đã hỏi đại kiện tướng cờ vua Eugene Torre của chúng ta thì anh ấy cũng chẳng biết nó là gì.

Chắc chắn, Campuchia sẽ thống trị cả hai môn thể thao này, với 21 huy chương vàng được dành cho Kun Bokator và 6 thuộc về Ouk Chatrang. Như vậy, họ gần như chắc chắn đã ẵm sẵn 27 HCV.

Ở môn thể dục dụng cụ, nhà vô địch thế giới Carlos Yulo của chúng ta sẽ bị bỏ đói vì chỉ có bốn nội dung, 2 dành cho nam và 2 dành cho nữ. Có nghĩa là cùng lắm, Yulo cũng chỉ có thể đoạt 2 HCV. Nên nhớ ở SEA Games 31, mình Yulo đã bỏ túi tới 5 HCV”.

Kết lại bài viết của mình, vị chuyên gia thể thao lâu năm của Philippines mỉa mai: "Vì vậy, tại sao chúng ta không trao luôn ngôi nhất chung cuộc cho Campuchia trước khi SEA Games bắt đầu? Điều đó sẽ đơn giản hóa vấn đề”. 

Theo dõi Sports442 trên